Doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày hay không?

Trong thời điểm chuyển giao chuyển đổi sang hóa đơn điện tử như hiện nay, chắc chắn các doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn, thắc mắc xoay quanh cách sử dụng và các quy định liên quan tới hóa đơn điện tử. Một trong số đó không thể bỏ qua câu hỏi: “Doanh nghiệp có được phép xuất hóa đơn điện tử lùi ngày hay không?”. Vậy hãy cùng FPT.eInvoice tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Quy định tại Điều 7 Nghị định 119

Điều 7 Nghị định 119 của Chính Phủ đã quy định rõ về thời điểm tạo lập hóa đơn điện tử, có được xuất lùi ngày hay không đối với từng mặt hàng, từng trường hợp khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với trao đổi hàng hóa: Thời điểm tạo lập hóa đơn điện tử bắt buộc đồng thời là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hàng, cho dù đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với cung cấp sản phẩm dịch vụ: Thời điểm tạo lập hóa đơn là thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm hoàn tất toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
  • Đối với trường hợp hàng hóa giao nhiều lần hoặc giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì với mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao giai đoạn thì đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Quy định tại Điều 8 Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119

  • Với hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan Thuế, xác định thời điểm theo thời điểm người bán kí số, kí điện tử trên hóa đơn.
  • Đối với các hoạt động xây dựng, lặp đặt thì thời điểm được xác định là khi nghiệm thu, bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình, lặp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Với hóa đơn tiền điện, nước, dịch vụ truyền hình viễn thông, thời điểm tạo lập không quá 7 ngày kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước thiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ cung cấp dịch vụ theo quy ước.
  • Đối với những tổ chức đặc thù như kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng để bán có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án theo hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là ngày thu tiền.
  • Với các sản phẩm đặc thù như dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến … thì doanh nghiệp cần liên hệ với Bộ Tài Chính để nhận hướng dẫn riêng về thời điểm lập hóa đơn điện tử
  • Đối với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tính đặc thù mà có sự chênh lệch thời điểm ký số với thời điểm cung cấp dịch vụ, chuyển giao hàng hóa thì cũng cần tuần theo hướng dẫn cụ thể của Cục trưởng Cục thuế.
Tóm lại, ngày lập và ngày kí hóa đơn điện tử cần trùng nhau.
  • Trường hợp hóa đơn điện tử phải có chữ ký số trên hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo thời điểm Bên bán đã ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
  • Trường hợp đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử  trực tiếp với cơ quan thuế’ không bắt buộc phải ký số thì không bàn về Ngày ký số.

Mức xử phạt khi vi phạm

Tất cả những hành vi tạo lập hóa đơn điện tử không đúng thời điểm theo quy định đã nếu trên là không hợp lệ và sẽ bị xử phạt theo điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.

  • Hình thức phạt cảnh cáo áp dụng cho các trường hợp việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
  • Hình thức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng áp dụng với các hành vi khác khi thời điểm lập hóa đơn không đúng theo quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số công văn tài liệu có đề cập chi tiết đến ngày lập và ngày kí số:

  • Công văn số 3134/CT-THHT của Đồng Nai
  • Công văn số 5373/CT-TTHT của Bắc Giang
  • CV số 58325/CT-TTHT của Hà Nội

Nhà cung cấp giàu kinh nghiệm là lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp

Trong giai đoạn chuyển đổi sang hóa đơn điện tử này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có có nhiều băn khoăn, khó khăn. Tuy nhiên, không phải khi nào gửi công văn hay thắc mắc tới cơ quan quản lý thuế là có thể nhận được câu trả lời ngay lập tức, cho nên doanh nghiệp thường tìm đến nhà cung cấp hóa đơn điện tử của mình. Vì vậy, khi lựa chọn, doanh nghiệp nên lưu ý không chỉ lựa chọn nhà cung cấp có phần mềm tốt mà còn nên có nhiều kinh  nghiệm trong ngành thuế, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ để có thể tư vấn nhanh chóng, dễ dàng bất cứ khi nào doanh nghiệp cần. Nhà cung cấp trước hết đều cần thông hiểu quy định, chính sách của Nhà nước mới có thể xây dựng một phần mềm thân thiện với người sử dụng.

FPTe.Invoice – Chuyển đổi dễ dàng, vững vàng nghiệp vụ

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT tự hào là đơn vị triển khai hệ thống Xác thực hóa đơn cho Tổng Cục Thuế từ năm 2015 và các hệ thống lõi (hạ tầng CNTT và ứng dụng) của Bộ Tài chính hay Tổng Cục Thuế trong hơn 23 năm qua.

Phần mềm hóa đơn điện tử FPT.eInvoice cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn với đầy đủ các tính năng, các mẫu hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. FPT.eInvoice nổi bật với 5 yếu tố TIẾT KIỆM – QUẢN LÝ THÔNG MINH – SỬ DỤNG ĐƠN GIẢN – BẢO MẬT – TƯ VẤN 24/7. Phần mềm điện toán đám mây hóa đơn điện tử – FPT.eInvoice đã xuất xắc nhận danh hiệu Sao Khuê năm 2019.

Để được tư vấn chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử FPT.eInvoice và chữ ký số FPT.CA, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System

Trụ sở chính tại: Tầng 22 tòa nhà Keangnam Landmark 72 Tower, E6 Phạm Hùng, Hà Nội

Hotline: 0919 62 68 29 hoặc 0987 89 28 72 hoặc 19006625

Website: http://fpt.dichthuata2z.com/

Facebook: https://www.facebook.com/fpteinvoice/

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này cho bạn bè.