SỬ DỤNG  FPT.eINVOICE và FPT.CA, DOANH NGHIỆP LUÔN ĐƯỢC PHỤC VỤ

Hỗ trợ 24×365

Tư vấn sử dụng

  • Tư vấn về lựa chọn gói sản phẩm phần mềm phù hợp với mô hình quản lý của doanh nghiệp mình
  • Tư vấn về sử dụng phần mềm sau bán hàng

Đào tạo sử dụng

  • Đào tạo trực tiếp tại Doanh nghiệp
  • Đào tạo theo yêu cầu của Doanh nghiệp

Hotline tư vấn, hỗ trợ, phản ánh: 0919 62 68 29

Video hướng dẫn sử dụng FPT.eInvoice

Giới thiệu Tổng quan Chức năng phần mềm

Lập và xuất hóa đơn điện tử trên FPT.eInvoice

Lập hóa đơn điện tử từ file Excel trên FPT.eInvoice

Cách tạo Thông báo Phát hành Hóa đơn điện tử đến Cơ quan Thuế

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm FPT.eInvoice

Bài viết hướng dẫn sử dụng

Giải pháp FPT.PetroInvoice xuất hiện trong bản tin thời sự VTV 19:00

19/02/2024
Xuất hiện trong bản tin chương trình Thời sự VTV1 tối ngày 13/1, giải pháp Hóa đơn điện tử xăng dầu FPT.PetroInvoice là minh chứng cho sự đột phá ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả...

FPT IS triển khai giải pháp hoá đơn xăng dầu thành công cho những cây xăng ở vùng cao

02/02/2024
Trong bối cảnh các doanh nghiệp xăng dầu đang hối hả ứng dụng sử dụng hoá đơn điện tử theo Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, FPT.PetroInvoice không chỉ hỗ trợ triển khai thành công cho các...

FPT IS triển khai thành công Giải pháp FPT.PetroInvoice cho Cửa hàng xăng dầu Anh Tuấn (Hải Dương)

02/02/2024
Vừa qua, FPT.PetroInvoice - giải pháp xuất hóa đơn điện tử xăng dầu từng lần tự động của FPT IS đã được triển khai thành công tại Cửa hàng xăng dầu Anh Tuấn (Hải Dương)

FPT IS ký kết hợp đồng triển khai hóa đơn điện tử cho 13 cửa hàng xăng dầu thuộc Công...

10/01/2024
Ngày 09/01/2024, Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã ký kết hợp đồng triển khai giải pháp xuất Hóa đơn điện tử xăng dầu cho 13 cửa hàng xăng dầu tại Bắc Giang thuộc Công ty...

FPT IS tiên phong giải pháp “gỡ rối” bài toán xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu

01/12/2023
Theo quy định, các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử cho khách, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm kết thúc việc bán lẻ xăng dầu theo từng lần bán. Như vậy hàng chục nghìn...

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ NHÂN – FPT IS

28/11/2023
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ NHÂN   Chính sách bảo mật Dữ liệu cá nhân (“Chính sách”) này được thực hiện bởi Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (“FIS”, “Công ty”), mô tả các hoạt động...

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử: bắt buộc chuyển đổi theo Nghị định 123, Thông tư 78 từ...

18/07/2022
Từ 1/7/2022, việc chuyển đổi Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự in hoặc giấy sang Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là bắt buộc theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư...

FPT IS hỗ trợ hóa đơn, chữ ký số cho doanh nghiệp Hà Nội

28/04/2022
FPT IS cung cấp miễn phí 500 hoá đơn điện tử FPT.eInvoice và một năm chữ ký số FPT.CA cho doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội. Chương trình được thực hiện theo đề án hỗ trợ doanh nghiệp...

FPT đồng hành với Sở kế hoạch đầu tư tham dự chương trình hỗ trợ chữ kí số và hóa...

22/04/2022
Ngày 22/04/2022 , FPT vinh dự được đồng hành với Sở kế hoạch đầu tư và liên doanh các nhà cung cấp tham dự Lễ công bố : ‘’ Triển khai chương trình hỗ trợ chữ kí số và hóa...

Tổng cục Thuế đã Tổ chức Lễ công bố Hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc

21/04/2022
Sau hơn 4 tháng thí điểm triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh thành, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng loạt ra 57 tỉnh, thành còn lại. Triển khai hóa đơn điện tử luôn nhận được sự...

FPT.eInvoice đồng hành triển khai hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh trên cả nước

18/04/2022
Tiếp tục chuỗi hoạt động triển khai Hoá đơn điện tử giai đoạn II cho 57 Tỉnh thành trên Toàn quốc, FPT.eInvoice đã và đang đồng hành cùng các chi cục thuế các tỉnh thành trong chương trình Hội nghị...

FPT đồng hành cùng cục thuế Tỉnh Hà Nam hỗ trợ chuyển đổi Hóa đơn

17/04/2022
Vào hồi 9h ngày 17/04/2022 FPT hân hạnh được đồng hành cùng Cục thuế Tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị Tập huấn triển khai hóa đơn điện tử theo nghị định số 123 và Thông tư 78 Sự kiên...

Thông tin thêm

Chính sách bảo mật FPT.eInvoice

Không sợ rách, không sợ hư hỏng;
Không sợ thất lạc, không sợ đánh rơi;
Chuyển phát nhanh chóng, ít tốn kém;
Chi phí phát hành thấp;
Tiện lợi sử dụng ở bất cứ nơi nào có internet;
Không cần quan tâm tiêu thức “chữ ký người mua”;
Có thể lập nháp, kiểm tra rồi mới ký nên hạn chế sai sót

Dịch vụ chữ ký số FPT , FPT.CA sở hữu những ưu điểm vượt trội: - Duy nhất tại Việt Nam, FPT.CA là dịch vụ chứng thực chữ ký số trang bị thiết bị lưu khóa bí mật đạt tiêu chuẩn bảo mật FIPS 140-2 đạt mức 4, cao nhất trong tiêu chuẩn bảo mật thiêt bị , được công nhận bởi chính phủ Mỹ và Canada.
- Tư vấn hiệu quả với bề dày am hiểu nghiệp vụ và chương trình ứng dụng về Hải Quan và Thuế với tư cách là nhà triển khai các hệ thống phần mềm lõi cho Tổng Cục Hải Quan, Tổng Cục Thuế trong hơn 20 năm, điển hình là Hệ thống Thông Quan Điện Tử VNACCS, Hệ thống Thuế Thu Nhập Cá Nhân (PIT)
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số FPT.CA được Bộ Thông Tin & Truyền Thông đảm bảo giá trị pháp lý, có độ an toàn bảo mật cao, thao tác đăng ký, thực hiện đơn giản, nhanh chóng. - Bảo hành trọn đời thiết bị bảo mật cho Chữ ký số - USB Token.
- Cài đặt và hướng dẫn sử dụng tận nơi. Hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian sử dụng.
- Đã và đang được tin dùng bởi hơn 80.000 doanh nghiệp trên khắp cả nước
- Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, tư vấn tận nơi bởi đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm. Hoàn tất trong vòng 24 tiếng sau khi nhận đủ hồ sơ.
- Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép là nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng vào ngày 26/07/2010. Tháng 10/2010, Dịch vụ Chữ ký số FPT (FPT.CA) bắt đầu cấp phát chứng thư số và chính thức tham gia thị trường chữ ký số tại Việt Nam.

Về thực chất, hóa đơn điện tử là một file dữ liệu được lưu dưới định dạng XML. File dữ liệu hóa đơn gốc này có giá trị pháp lý theo quy định rõ ràng theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, dù cho bất kể hóa đơn điện tử được lưu trữ dưới hình thức nào, như email, điện thoại, usb, máy tính,… Vì thế, số liên của hóa đơn điện tử là 0, dù là trên bản thể hiện của hóa đơn điện tử hay hóa đơn chuyển đổi.

Câu trả lời là không. Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì để có tính chất hợp lệ, hợp pháp thì hóa đơn điện tử ngoài nhưng thông tin cơ bản như hoá đơn giấy, cần có thêm các chỉ tiêu sau: Bản thể hiện hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử không có liên Ký hiệu số Serial Chữ ký điện tử Mẫu hoá đơn điện tử hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. Hóa đơn điện tử có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và kèm theo bản thể hiện định dạng PDF.

Hóa đơn điện tử không giới hạn số dòng, số trang Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: “... Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc - trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).” Căn cứ quy định nêu trên, để phù hợp với đặc thù của hóa đơn điện tử, trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy, nếu số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn: a) Nội dung ghi trên hóa đơn Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng. Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b) Nội dung trên bảng kê Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau: Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về trường hợp cụ thể cho doanh nghiệp mình, hãy gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi theo địa chỉ: FPT.eInvoice@fpt.com.vn hoặc gọi trực tiếp 0919626829 để được hỗ trợ ngay!

Theo Thông tư 32/2011/TT- BTC, các doanh nghiệp – công ty kinh doanh hàng hóa hay cung ứng dịch vụ có thể khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử để thay thế các loại hóa đơn sau: – Hóa đơn xuất khẩu; – Hóa đơn giá trị gia tăng; – Hóa đơn bán hàng; – Hóa đơn khác bao gồm: phiếu thu tiền bảo hiểm, vé, thẻ, …; Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng và một số chứng từ khác, hình thức nội dung được lập theo các quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về trường hợp cụ thể cho doanh nghiệp mình, hãy gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi theo địa chỉ: FPT.eInvoice@fpt.com.vn hoặc gọi trực tiếp 0919626829 để được hỗ trợ ngay!

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn điện tử có giá trị tương đương như hóa đơn giấy, được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính các bên theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu về giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, gửi nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Các thao tác với hóa đơn sẽ được xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính các bên theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử thay vì các phương pháp thủ công như sử dụng hóa đơn giấy.

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu về giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, gửi nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Các thao tác với hóa đơn sẽ được xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính các bên theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử thay vì các phương pháp thủ công như sử dụng hóa đơn giấy.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018. 2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020. 3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành. 4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

Hóa đơn điện tử có mã xác thực còn được gọi là Hóa đơn điện tử xác thực. Đây là một loại hóa đơn được cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế. Mã xác thực và số xác thực là chuỗi ký tự được mã hoá, cung cấp bởi hệ thống xác thực hoá đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hoá đơn của doanh nghiệp. Thông tin trên hóa đơn xác thực gồm: (a) mã xác thực, (b) số xác thực và (c) Mã QR. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử có cài phần mềm đọc mã QR để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn.

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hiện tại đa phần các tổ chức cung cấp dịch vụ và DN đang sử dụng Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Khi Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn thì phải nộp Thông báo phát hành hóa đơn (TB01/AC) cho CQT. Theo khoản 3 điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định: “Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.

Lập hóa đơn hay còn gọi phát hành hóa đơn điện tử thành công là kết quả của 2 bước: 1- Hoàn thành việc nhập thông tin (Bên mua, hàng hóa dịch vụ) vào phần mêm hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp bạn đang dùng 2- Ký điện tử thành công bằng chữ ký số

- Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng. - Nếu loại hình hóa đơn giấy thì dùng từ Xóa bỏ còn loại hình hóa đơn Điện tử thì dùng từ Hủy. Lưu ý: (a) Căn cứ theo Điều 35/NĐ 119, hiện nay mẫu biểu BC26/AC trên phần mềm HTKK vẫn theo TT39/2014/TT_BTC. (b) Vì thế, khi kê khai BC26/AC với loại hình hóa đơn điện tử không có mã xác thực của CQT, điều cần lưu ý là điền đúng mục Hủy=Xóa bỏ hay Tiêu hủy=Hủy.

- Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. - Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC: Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau: – Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. – Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định – Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau. – Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn. – Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia. – Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu . – Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống. – Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự). FPT.eInvoice thuộc FPT sở hữu mọi điều kiện trên cùng trải nghiệm am hiểu nghiệp vụ thuế trong hơn 25 năm qua sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp. Mọi giải đáp về hóa đơn điện tử, đừng ngần ngại liên lạc ngay FPT.eInvoice@fpt.com.vn hoặc gọi trực tiếp 0919626829 để được hỗ trợ liền tay!