Lưu ý về Hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018 áp dụng từ ngày 01/11/2018

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018, hóa đơn điện tử sẽ chính thức thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy từ ngày 01/11/2020. Vậy trong nghị định này, các doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý những điều gì trong quá trình chuyển giao giữa hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử?

Nghị định 119/2018 về hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018 về hóa đơn điện tử

1. Đối tượng áp dụng

Tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt vốn trong nước, vốn nước ngoài hay vốn nhà nước. Bao gồm cả doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, dầu khí và ngân hàng

2. Phạm vi áp dụng

Bắt đầu áp dụng từ ngày 01/11/2018 và 24 tháng sau đó sẽ thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy. Theo đó, các hóa đơn giấy sẽ không còn giá trị lưu hành từ sau ngày 01/11/2020.

Chứng từ giấy – một bản in ra giấy của hóa đơn điện tử – chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ kế toán, không có giá trị để giao dịch, thanh toán.

(Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018)

3. Loại hóa đơn

Hóa đơn điện tử được chia làm 2 nhóm sử dụng:

  • Nhóm 1:  sử dụng loại không có mã xác thực của cơ quan thuế: bao gồm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại.
  • Nhóm 2: sử dụng loại có mã xác thực của cơ quan thuế: bao gồm hầu hết các doanh nghiệp không thuộc nhóm 1, kể cả doanh nghiệp thuộc nhóm 1 nhưng có rủi ro cao về thuế.

(Điều 12 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018)

4. Tiêu chí bắt buộc

Theo nghị định 119 này, Hóa đơn điện tử vẫn cần có những tiêu chí bắt buộc như hóa đơn giấy hiện hành kể cả tên, ký hiệu, ký hiệu mẫu và số hóa đơn. Tuy nhiên, do là chứng từ điện tử nên hóa đơn cần phải có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử của bên phát hành.

Ngoài ra, ưu điểm của hóa đơn điện tử đó là thời điểm lập hóa đơn sẽ được thể hiện chính xác (theo ngày, giờ, phút giây) ngay trên hóa đơn.

 (Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018)

5. Đăng ký sử dụng

Chỉ với 03 bước nhanh gọn với 2 phương thức nộp trực tiếp và nộp online, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Việc đăng ký sử dụng thực hiện trực tuyến bằng cách kê khai thông tin (theo Mẫu 01 đính kèm Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) tại website của Tổng cục Thuế.

Công ty Hệ thống Thông tin FPT tự hào là đơn vị triển khai hệ thống Xác thực hóa đơn cho Tổng Cục Thuế từ năm 2015 và các hệ thống lõi của Bộ Tài chính trong hơn 23 năm qua.

Phần mềm hóa đơn điện tử FPT.eInvoice cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn với đầy đủ các tính năng, các mẫu hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. FPT.eInvoice nổi bật với 5 yếu tố TIẾT KIỆM – QUẢN LÝ THÔNG MINH – SỬ DỤNG ĐƠN GIẢN – BẢO MẬT – TƯ VẤN 24/7.

Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã có 25 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu cho nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội cốt lõi như: Tài chính – Ngân hàng hay Chính phủ điện tử.

Mọi thông tin chi tiết về FPT.eInvoice và chữ ký số FPT.CA, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn:

Công ty Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System

Trụ sở chính tại: Tầng 22 tòa nhà Keangnam Landmark 72 Tower, E6 Phạm Hùng, Hà Nội

Hotline: 84 – 24 3562 6000 hoặc 84 – 24 7300 7373

Website: fpt.dichthuata2z.com

Facebook: https://www.facebook.com/fpteinvoice/

Tìm hiểu thêm đầy đủ thông tin về nghị định 119/2018 TẠI ĐÂY

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này cho bạn bè.